Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
52781

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Ngày 01/03/2024 18:25:00

Thực hiện công văn số 2268 ngày 21/02/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Công văn số 726/UBND-NN ngày 28/02/2024 của UBND huyện Yên Định về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm. Trước nguy cơ bệnh Cúm gia cầm( CGC) xuất hiện, lây lan trên diện rộng và nguy cơ xâm nhiễm của vi rút CGC do quá trình nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.

z5207534230983_b29a80c697db9b4d5a6c931f0780adeb.jpg

Để ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh từ các chủng vi rút Cúm gia cầm do vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc vào địa bàn xã Định Công, hạn chế thấp nhất vi rút Cúm gia cầm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, kiểm soát tốt, không để dịch bệnh xảy ra, đảm bảo nguồn cung thực phẩm. Các hộ chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ hiệu quả các biện pháp sau:
- Thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học.
- Nuôi nhốt gia cầm trong chuồng, nuôi nhốt riêng các loài gia cầm, Hoặc nuôi thả trong khu vực khép kín có hàng rào bao quanh.
- Chỉ mua gia cầm giống từ các cơ sở có giấy chứng nhận đã kiểm dịch. Nhốt riêng gia cầm mới mua về ít nhất 2 tuần; thực hiện khai báo, kê khai chăn nuôi cho chính quyền địa phương.
- Khi thấy có biểu hiện ốm ở vài con hoặc nhiều con, hãy nhốt riêng cách ly chúng ngay khỏi những con khỏe mạnh.
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm.
- Chuồng trại luôn cần sạch sẽ, mùa hè thoáng mát, mùa đông luôn ấm áp cần che chắn gió lùa. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và khu vực nuôi thả (dọn phân hằng ngày, dọn sạch chất thải gia cầm, thức ăn thừa; hằng tuần rắc vôi bột hoặc phun các chất tiêu độc khử trùng; đốt hoặc chôn các phụ phẩm sau khi giết mổ gia cầm).
- Tiêm phòng vác xin đầy đủ theo hướng dẫn của thú y, đặc biệt là vác xin Cúm gia cầm.
- Khi phát hiện gia cầm mắc bệnh: Gia cầm chết đột ngột hàng loạt nhanh mà không có biểu hiện triệu chứng, thở nhanh và thở khó, sốt cao 44 – 450C, mào tích tím tái, phù, xuất huyết…phải báo ngay cho cán bộ thú y hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

z5207534230060_048a3796245a426f8a18dc34353b6017.jpgz5207534230149_419d1ef107b1ce09b3ee28806bc6e79b.jpg

* Mỗi hộ chăn nuôi cam kết thực hiện “ 5 không”:
Một là: Không thả rông gia cầm.
Hai là: Không vận chuyển mua bán gia cầm bệnh, nghi mắc bệnh.
Ba là: Không ăn thịt gia cầm bệnh hoặc không rõ nguồn gốc.
Bốn là: Không giấu dịch.
Năm là: Không vứt xác gia cầm, chất thải bừa bãi ra môi trường.
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm do các loại vi rút cúm A/H5N1, cúm A/H5N6… gây ra, đây là bệnh rất dễ lây lan và dễ tái phát, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên có thể gây chết các loại gia cầm hàng loạt. Bệnh không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi mà còn gây hại cho sức khỏe con người vì khả năng lây bệnh từ vật nuôi sang người rất cao.
Thực hiện tốt các biện pháp tổng hợp sẽ hạn chế sự xuất hiện và lây lan của dịch cúm gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và bảo đảm sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
                                                                                                 Thực hiện: Trịnh Niên - Thú y viên

 

                                                                         

 

  

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Đăng lúc: 01/03/2024 18:25:00 (GMT+7)

Thực hiện công văn số 2268 ngày 21/02/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Công văn số 726/UBND-NN ngày 28/02/2024 của UBND huyện Yên Định về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm. Trước nguy cơ bệnh Cúm gia cầm( CGC) xuất hiện, lây lan trên diện rộng và nguy cơ xâm nhiễm của vi rút CGC do quá trình nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.

z5207534230983_b29a80c697db9b4d5a6c931f0780adeb.jpg

Để ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh từ các chủng vi rút Cúm gia cầm do vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc vào địa bàn xã Định Công, hạn chế thấp nhất vi rút Cúm gia cầm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, kiểm soát tốt, không để dịch bệnh xảy ra, đảm bảo nguồn cung thực phẩm. Các hộ chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ hiệu quả các biện pháp sau:
- Thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học.
- Nuôi nhốt gia cầm trong chuồng, nuôi nhốt riêng các loài gia cầm, Hoặc nuôi thả trong khu vực khép kín có hàng rào bao quanh.
- Chỉ mua gia cầm giống từ các cơ sở có giấy chứng nhận đã kiểm dịch. Nhốt riêng gia cầm mới mua về ít nhất 2 tuần; thực hiện khai báo, kê khai chăn nuôi cho chính quyền địa phương.
- Khi thấy có biểu hiện ốm ở vài con hoặc nhiều con, hãy nhốt riêng cách ly chúng ngay khỏi những con khỏe mạnh.
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm.
- Chuồng trại luôn cần sạch sẽ, mùa hè thoáng mát, mùa đông luôn ấm áp cần che chắn gió lùa. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và khu vực nuôi thả (dọn phân hằng ngày, dọn sạch chất thải gia cầm, thức ăn thừa; hằng tuần rắc vôi bột hoặc phun các chất tiêu độc khử trùng; đốt hoặc chôn các phụ phẩm sau khi giết mổ gia cầm).
- Tiêm phòng vác xin đầy đủ theo hướng dẫn của thú y, đặc biệt là vác xin Cúm gia cầm.
- Khi phát hiện gia cầm mắc bệnh: Gia cầm chết đột ngột hàng loạt nhanh mà không có biểu hiện triệu chứng, thở nhanh và thở khó, sốt cao 44 – 450C, mào tích tím tái, phù, xuất huyết…phải báo ngay cho cán bộ thú y hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

z5207534230060_048a3796245a426f8a18dc34353b6017.jpgz5207534230149_419d1ef107b1ce09b3ee28806bc6e79b.jpg

* Mỗi hộ chăn nuôi cam kết thực hiện “ 5 không”:
Một là: Không thả rông gia cầm.
Hai là: Không vận chuyển mua bán gia cầm bệnh, nghi mắc bệnh.
Ba là: Không ăn thịt gia cầm bệnh hoặc không rõ nguồn gốc.
Bốn là: Không giấu dịch.
Năm là: Không vứt xác gia cầm, chất thải bừa bãi ra môi trường.
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm do các loại vi rút cúm A/H5N1, cúm A/H5N6… gây ra, đây là bệnh rất dễ lây lan và dễ tái phát, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên có thể gây chết các loại gia cầm hàng loạt. Bệnh không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi mà còn gây hại cho sức khỏe con người vì khả năng lây bệnh từ vật nuôi sang người rất cao.
Thực hiện tốt các biện pháp tổng hợp sẽ hạn chế sự xuất hiện và lây lan của dịch cúm gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và bảo đảm sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
                                                                                                 Thực hiện: Trịnh Niên - Thú y viên

 

                                                                         

 

  

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC