Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
52781

Phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động xuất cảnh lao động trái phép sang Campuchia và các nước

Ngày 18/09/2023 00:00:00

Trong thời gian qua mặc dù cấp ủy chính quyền và lực lượng chức năng các cấp đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng về thủ đoạn của các đối tượng lôi kéo người, môi giới đưa người xuất cảnh lao động trái phép và những hệ lụy nguy hiểm khi xuất cảnh lao động trái phép tại Campuchia và các nước. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng công dân dễ dàng nghe theo sự rủ rê, lôi kéo của đối tượng sau đó bị lừa bán sang Campuchia làm việc trong các sòng bài, cơ sở đánh bạc trực tuyến, game online và trở thành nạn nhân bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản.
Thời gian qua Công an Thanh Hoá đã khởi tố điều tra 16 vụ/24 bị can về các tội liên quan đến tổ chức môi giới xuất cảnh, cư trú lao động trái phép; trong đó đã kết luận chuyển viện kiểm sát truy tố 11 vụ/17 bị can. Qua xử lý các vụ việc nhận thấy thủ đoạn của các đối tượng đó là thông tin quảng cáo sai sự thật về việc nhẹ lương cao, không cần kinh nghiệm và trình độ chuyên môn với mức lương khá cao từ 15-20 triệu đồng/01 tháng để lừa đảo người lao động. Sau khi nạn nhân đồng ý, các đối tượng sẽ liên hệ và tổ chức cho họ nhập cảnh vào Campuchia bằng nhiều hình thức, nhưng chủ yếu là nhập cảnh trái phép. Ngoài lôi kéo môi giới, lừa bán người sang Campuchia, hiện nay một số đối tượng còn lợi dụng danh nghĩa các doanh nghiệp môi giới xuất khẩu lao động để lừa đảo đưa người đi Trung Quốc, Philippines, Myanma, UAE, Lào, sau đó bán vào các sòng bài, công ty game online trá hình và bị ép thực hiện các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Các đối tượng sẽ huấn luyện người lao động cách thức để tìm kiếm, mời chào, lôi kéo khách hàng tham gia đánh bạc trên các trò chơi trực tuyến có tính chất lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Họ bị giám sát chặt chẽ, bị bóc lột sức lao động, bị cưỡng bức làm việc từ 15 đến 16 tiếng một ngày. Nếu không làm việc thì sẽ bị tra tấn, đánh đập rất tàn bạo, có trường họp tử vong. Những người từ chối làm việc và muốn quay trở lại Việt Nam thì bị các đối tượng yêu cầu nộp tiền chuộc từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Nếu không có tiền chuộc, đối tượng sẽ bán cho các công ty khác với giá chuộc ngày càng cao gây thiệt hại kinh tế cho gia đình hoặc đáng tiếc hơn trong đó có những phụ nữ đã trở thành nạn nhân của các đường dây mua bán người với hậu quả khôn lường.
Hoạt động xuất cảnh trái phép, cư trú lao động bất hợp pháp ở nước ngoài là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Tại Điều 18, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi qua lại biên giới mà không làm thủ tục xuất cảnh nhập cảnh theo quy định. Điều 35, Nghị định số 95/2013 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
1. Ở lại nước ngoài trái phép khi hết hạn hợp đồng lao động hết hạn cư trú.
2. Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
3. Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
4. Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
Điều 347, Điều 349 Bộ Luật Hình sự quy định người nào xuất cảnh nhập cảnh trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; người nào tổ chức môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
Vẫn biết việc làm là nhu cầu chính đáng của người dân nhưng không nên vì lợi ích trước mắt mà bất chấp những hậu quả do xuất cảnh lao động trái phép gây ra. Để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trên đảm bảo an ninh, an toàn cho công dân, Công an xã Định Công đề nghị các cơ quan tổ chức và Nhân dân:
Thứ nhất: Nêu cao tinh thần cảnh giác không tin theo sự lôi kéo của các đối tượng môi giới xuất cảnh đi nước ngoài, cư trú lao động trái phép để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình.
Thứ hai: Không t chức lôi kéo, môi giới đưa người xuất cảnh, cư trú lao động trái phép hoặc che giấu thông tin liên quan đến các trường hợp lôi kéo, môi giới, t chức đưa người xuất cảnh lao động trái phép.
Thứ ba: Đối với gia đình có người thân đang cư trú, lao động trái phép tại nước ngoài cần phối hợp với lực lượng Công an và chính quyền địa phương để tuyên truyền, vận động người thân trở về.
Thứ tư: Chủ động báo tin về các trường hợp, vụ việc liên quan đến hoạt động xuất cảnh, cư trú lao động trái phép cho chính quyền địa phương hoặc Công an xã Định Công qua số điện thoại 0901 710 888 hoặc gọi điện thoại qua số trực ban Công an huyện Yên Định - 02373. 869.203 để xác minh, điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Một lần nữa, Công an xã Định Công kêu gọi toàn thể Nhân dân, vì sự an toàn của bản thân và gia đình không xuất cảnh lao động trái phép, tích cực tham gia phát hiện t giác người vi phạm đ góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

  

Phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động xuất cảnh lao động trái phép sang Campuchia và các nước

Đăng lúc: 18/09/2023 00:00:00 (GMT+7)

Trong thời gian qua mặc dù cấp ủy chính quyền và lực lượng chức năng các cấp đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng về thủ đoạn của các đối tượng lôi kéo người, môi giới đưa người xuất cảnh lao động trái phép và những hệ lụy nguy hiểm khi xuất cảnh lao động trái phép tại Campuchia và các nước. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng công dân dễ dàng nghe theo sự rủ rê, lôi kéo của đối tượng sau đó bị lừa bán sang Campuchia làm việc trong các sòng bài, cơ sở đánh bạc trực tuyến, game online và trở thành nạn nhân bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản.
Thời gian qua Công an Thanh Hoá đã khởi tố điều tra 16 vụ/24 bị can về các tội liên quan đến tổ chức môi giới xuất cảnh, cư trú lao động trái phép; trong đó đã kết luận chuyển viện kiểm sát truy tố 11 vụ/17 bị can. Qua xử lý các vụ việc nhận thấy thủ đoạn của các đối tượng đó là thông tin quảng cáo sai sự thật về việc nhẹ lương cao, không cần kinh nghiệm và trình độ chuyên môn với mức lương khá cao từ 15-20 triệu đồng/01 tháng để lừa đảo người lao động. Sau khi nạn nhân đồng ý, các đối tượng sẽ liên hệ và tổ chức cho họ nhập cảnh vào Campuchia bằng nhiều hình thức, nhưng chủ yếu là nhập cảnh trái phép. Ngoài lôi kéo môi giới, lừa bán người sang Campuchia, hiện nay một số đối tượng còn lợi dụng danh nghĩa các doanh nghiệp môi giới xuất khẩu lao động để lừa đảo đưa người đi Trung Quốc, Philippines, Myanma, UAE, Lào, sau đó bán vào các sòng bài, công ty game online trá hình và bị ép thực hiện các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Các đối tượng sẽ huấn luyện người lao động cách thức để tìm kiếm, mời chào, lôi kéo khách hàng tham gia đánh bạc trên các trò chơi trực tuyến có tính chất lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Họ bị giám sát chặt chẽ, bị bóc lột sức lao động, bị cưỡng bức làm việc từ 15 đến 16 tiếng một ngày. Nếu không làm việc thì sẽ bị tra tấn, đánh đập rất tàn bạo, có trường họp tử vong. Những người từ chối làm việc và muốn quay trở lại Việt Nam thì bị các đối tượng yêu cầu nộp tiền chuộc từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Nếu không có tiền chuộc, đối tượng sẽ bán cho các công ty khác với giá chuộc ngày càng cao gây thiệt hại kinh tế cho gia đình hoặc đáng tiếc hơn trong đó có những phụ nữ đã trở thành nạn nhân của các đường dây mua bán người với hậu quả khôn lường.
Hoạt động xuất cảnh trái phép, cư trú lao động bất hợp pháp ở nước ngoài là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Tại Điều 18, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi qua lại biên giới mà không làm thủ tục xuất cảnh nhập cảnh theo quy định. Điều 35, Nghị định số 95/2013 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
1. Ở lại nước ngoài trái phép khi hết hạn hợp đồng lao động hết hạn cư trú.
2. Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
3. Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
4. Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
Điều 347, Điều 349 Bộ Luật Hình sự quy định người nào xuất cảnh nhập cảnh trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; người nào tổ chức môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
Vẫn biết việc làm là nhu cầu chính đáng của người dân nhưng không nên vì lợi ích trước mắt mà bất chấp những hậu quả do xuất cảnh lao động trái phép gây ra. Để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trên đảm bảo an ninh, an toàn cho công dân, Công an xã Định Công đề nghị các cơ quan tổ chức và Nhân dân:
Thứ nhất: Nêu cao tinh thần cảnh giác không tin theo sự lôi kéo của các đối tượng môi giới xuất cảnh đi nước ngoài, cư trú lao động trái phép để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình.
Thứ hai: Không t chức lôi kéo, môi giới đưa người xuất cảnh, cư trú lao động trái phép hoặc che giấu thông tin liên quan đến các trường hợp lôi kéo, môi giới, t chức đưa người xuất cảnh lao động trái phép.
Thứ ba: Đối với gia đình có người thân đang cư trú, lao động trái phép tại nước ngoài cần phối hợp với lực lượng Công an và chính quyền địa phương để tuyên truyền, vận động người thân trở về.
Thứ tư: Chủ động báo tin về các trường hợp, vụ việc liên quan đến hoạt động xuất cảnh, cư trú lao động trái phép cho chính quyền địa phương hoặc Công an xã Định Công qua số điện thoại 0901 710 888 hoặc gọi điện thoại qua số trực ban Công an huyện Yên Định - 02373. 869.203 để xác minh, điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Một lần nữa, Công an xã Định Công kêu gọi toàn thể Nhân dân, vì sự an toàn của bản thân và gia đình không xuất cảnh lao động trái phép, tích cực tham gia phát hiện t giác người vi phạm đ góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

  

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC